Tôi thèm bánh xèo miền trung khi dịch bệnh mà hem biết cách làm? Ai chỉ dùm tôi cách làm nha
Đăng ký hỏi đáp và chia sẽ kiến thức cho cộng đồng, giúp cho thông điệp hay kinh nghiệm của mình được lan tỏa. Hay đơn giản là backlink cho SEO website trên Google
Đăng nhập vào để hỏi, trả lời hoặc tạo nội dung quảng bá dạng hỏi đáp, trả lời câu hỏi của mọi người và kết nối với những người khác.
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết và sẽ tạo một mật khẩu mới qua email.
daloctai
Món bánh xèo miền Trung thường được làm từ bột gạo thơm ngon giòn rụm ăn kèm rau sống với bánh tráng cuốn khiến nhiều người mê mẩn. Món ăn này có cách chế biến cũng vô cùng đơn giản. Nếu bạn muốn tự tay mình chế biến nên món ăn xèo. Thì hãy cùng với Vita Mart chuyên dịch vụ nấu ăn ở tại Đà nẵng chia sẻ cách thực hiện làm bánh xào Miền Trung
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món xèo miền Trung: 200gr bột gạo, 250ml nước, 50ml nước cốt dừa, bột nghệ, 200gr tôm, hành tây, giá đỗ, hành lá, rau sống, xà lách, bánh tráng lề…
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm các loại gia vị bếp như: muối ăn, đường, dầu, nước mắm, hạt nêm, ớt, tỏi, chanh…
Cách làm bánh xèo Miền Trung
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Với hành tây, giá đỗ, rau sống các loại, bạn cần nhặt thật sạch, loại bỏ lá sâu, úng rồi ngâm sơ qua nước muối pha loãng. Sau đó nhiều sạch lại với nước nhiều lần rồi để ráo. Hành tây bóc vỏ, cắt hình múi cau, lá hành cũng rửa sạch cắt nhỏ.
Với tôm, bạn có thể bỏ phần đầu và đuôi, nếu không thích ăn vỏ bạn có thể lột vỏ. Thịt bò rửa sạch rồi thái mỏng. Ướp riêng thịt bò và tôm với một chút gia vị nhằm giúp bánh xèo ngấm gia vị hơn khi đổ. Nếu bạn không thích thịt bò có thể sử dụng thịt heo để thay thế.
Bước 2: Pha bột
– Cho bột gạo, bột nghệ cùng một chút muối trộn đều.
– Cho nước cốt dừa vào 1 cái tô khác cùng nước.
– Cho hỗn hợp nước cùng nước cốt dừa vào hỗn hợp bột, khuấy đều để hỗn hợp bột hòa tan trong nước, không bị vón cục.
Lưu ý: Không nên trộn bột quá lỏng hay quá đặc để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng của bánh.
– Cho thêm một tí dầu ăn và hành cá cắt nhuyễn vào hỗn hợp bột rồi khuấy đều để chúng hòa quyện vào nhau.
Bước 3: Xào nhân bánh
Cho dầu vào chảo, khi dầu nóng thì cho hành tây vào xào thơm. Lần lượt cho tôm và thịt đã ướp sẵn vào xào. Bạn có thể nêm nếm lại phần nhân này sao cho vừa miệng ăn.
Bước 4: Đổ bánh xèo
Bắc chảo đổ bánh xèo chuyên dụng lên bếp, cho dầu vào đun sôi. Khi dầu sôi thì cho lớp bột nước thật mỏng vào, đập nắp lại trong 30 giây để bột chín rồi cho tôm, thịt và vài cộng giá lên trên. Tiếp tục đậy nắp trong khoảng 2 phút để bánh chín vàng giòn. Lúc này, bạn gấp đôi bánh lại và cho ra đĩa.
Bước đổ bánh xèo này bạn cứ lặp đi lặp lại cho đến khi hết bột. Như vậy là bạn đã hoàn thành những chiếc bánh xèo thơm ngon vàng giòn rồi đấy nhé.
Bước 5: Làm nước mắm chấm
Với ớt tỏi bạn cần băm nhuyễn rồi pha vào chén ớt tỏi một ít nước sôi, cho nước mắm vào, bỏ thêm bột ngột và đường vào khuấy đều để các loại gia vị hòa quyện vào nhau. Cuối cùng, bạn cho nước cốt chanh rồi và khuấy đều tay là đã thu được nước mắm chấm đậm chất miền Trung rồi đó.
Bánh xèo ăn với rau gì?
Rau sống ( rau sà lách)
Rau cải xanh
Rau thơm các loại: ( diếp cá, tía tô, ngò, thơm, rau quế..)
Rau mầm ( rau mầm của củ cải trắng)
Dưa leo
Xoài chua
Món bánh xèo miền Trung ăn kèm rau sống và bánh tráng cuốn. Tùy vào sở thích, bạn có thể chuẩn bị rau sống với nhiều loại khác nhau. Để rau thêm xanh ngon, tăng thêm vị cho món bánh xèo, bạn có thể bào thêm xoài và cắt dưa leo thành những lát mỏng cuốn cùng bánh xèo và rau sống.
Một số lỗi hay gặp khi đúc bánh xèo
Trong quá trình đúc hay làm bánh xèo, thì bạn sẽ gặp một số lỗi sau. Bạn cần tham khảo và khắc phục để khi thực hiện theo công thức thì bạn sẽ được chiếc bánh trông đẹp, hấp dẫn và ngon hơn
Bánh xèo không đều, chỗ dày chỗ mỏng
Nguyên nhân:
Chủ yếu là do bạn đổ 1 lượng bột quá nhiều. Và khi tráng bánh trên chảo không kín thì phần bộ dư sẽ chảy về phần giữa chảo và tạo ra độ dày không đồng đều.
Hoặc có thể bạn pha bột bánh xèo với nước chưa đủ loãng, bạn đánh chưa đều tay. Và bột vẫn chưa hòa tan hoàn toàn với nước.
Khắc phục:
Bạn cần cho 1 lượng vừa phải, theo kinh nghiệm làm bánh lần đầu và qua lần 2 thì bạn sẽ định lượng được lượng bột cần thiết.
Khi pha bột bánh xèo với nước thì pha theo đúng tỉ lệ trên bao bì. Vừa pha vừa khấy đều để bột hòa tan hoàn toàn.
Bánh xèo loang lỗ, không mịn màng
Khi tráng bánh thành thành phẩm, bạn sẽ thấy bánh có nhiều lỗ, không mịn màng, và không đẹp mắt.
Nguyên nhân: Lý do gây ra hiện tượng này chính là bột bánh xèo quá loảng, nhiều nước, làm bột không thể bám vào nhau.
Khắc phục: Khi bánh bị lỗ như vậy thì bạn nên thêm bột bánh xèo vào. Và khấy đều để hỗn hợp bánh đạt đến độ sệt cần thiết.
Bánh xèo bị mềm, không giòn
Bánh có dấu hiệu ướt, nhanh mềm, không cứng giòn
Nguyên nhân: Cùng với nguyên nhân gây bánh bị lỗ thì việc đổ quá nhiều nước cũng làm cho bánh bị ướt, mềm, không giòn.
Bên cạnh đó, bột bánh là thành phần quyết định làm ra chiếc bánh ngon giòn hay không. Để bánh xèo giòn lâu phụ thuộc rất nhiều yếu tố như pha bột đúng tỷ lệ, tráng bánh chín kỹ, không đậy kín bánh khi tráng,…
Khắc phục: Bạn nên lựa chọn loại bột bánh xèo phù hợp và pha bột với tỉ lệ chuẩn để có được vỏ bánh xèo hoàn hảo nhất. Theo chia sẻ của nhiều chị em nội trợ, khi pha bột có thể cho thêm 1 quả trứng gà hoặc thay 100 ml nước bằng 100 ml bia sẽ làm bánh xèo giòn lâu hơn.
Địa chỉ bán bánh xèo ngon Đà Nẵng
Hiện nay, tại Đà Nẵng cũng có khá nhiều quán bánh xèo nổi tiếng. Nếu không giỏi việc bếp núc hoặc muốn được nhanh chóng thưởng thức ngay những chiếc bánh xèo ngon, bạn có thể tham khảo top các địa chỉ dưới đây:
Bánh xèo bà Dưỡng
Dù cho địa chỉ không dễ tìm thấy nhưng không vì vậy mà quán bánh xèo bà Dưỡng ngưng đông khách. Quán này xuất hiện từ khá lâu và vẫn luôn là nơi dừng chân lý tưởng cho các tín đồ bánh xèo tại trung tâm thành phố.
Bánh xèo bà Dưỡng không đổ mỏng như những nơi khác, lớp bánh khá dày và bên trong đầy đủ các loại nhân như thịt, tôm, giá, hành… Tại quán bà Dưỡng rau sống ăn kèm bánh xèo lúc nào cũng đảm bảo độ tươi ngon, tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng.
Bánh xèo bé Uyên
Không gian quán bánh xèo bé Uyên khá rộng rãi, đủ phục vụ cho số đông khách hàng ghé đến quán mỗi ngày. Tuy đông khách nhưng quán lúc nào cũng đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát giúp bạn thưởng thức bánh xèo với tâm trạng vui vẻ nhất.
Bánh xèo quán bé Uyên giòn vàng và có đầy đủ nhân, đặc trưng của một chiếc bánh xèo miền Trung. Về nước chấm bánh xèo, quán có chuẩn bị 2 loại nước mắm chua ngọt và mắm nêm. Đây cũng là nét đặc trưng của quán giúp khách hàng ghi nhớ và ưu ái đến quán nhiều lần.
Bánh xèo bà Ngọc
Nhắc đến bánh xèo Đà Nẵng, quán Bà Ngọc cũng thuộc dạng khá quen thuộc bởi nếu ở Đà Nẵng lâu năm, bạn nhất định đã từng được bạn bè, đồng nghiệp dẫn đi ăn bánh xèo ở quán này.
Bánh xèo bà Ngọc ghi điểm không những bởi món ăn với chiếc bánh xèo giòn tan nhiều nhân cùng rau sống xanh tươi mà còn bởi không gian quán sạch sẽ, tăng thêm cảm giác ngon miệng khi thưởng thức bánh xèo.
Bánh xèo Nhung
Bánh xèo Nhung mang đậm nét của bánh xèo Quảng Nam với kích thước lớn hơn. Bánh xèo tại quán luôn đảm bảo độ ngon giòn vì không phải bánh xèo đúc sẵn mà chỉ khi bạn tới quán, gọi món thì mới thực hiện đúc. Sau khi đúc xong, quán cắt thành từng miếng giúp bạn cuốn dễ dàng hơn.
Bánh xèo Nhung có màu vàng vô cùng đẹp mắt. Nước chấm bánh xèo cũng khá đa dạng, có tới 3 loại để bạn thưởng thức là nước mắm chua ngọt, mắm nêm và nước tương khá lạ miệng. Nếu là tín đồ của món bánh xèo, hãy đến ngay quán bánh xèo Nhung để ăn và cảm nhận sự mới lạ.
Bánh xèo miền Trung là món ăn được nhiều gia đình và khách du lịch yêu thích. Món ăn này cũng thu hút khá nhiều khách nước ngoài khi đến với thành phố Đà Nẵng. Qua bài viết này, Vita Mart chia sẻ công thức làm bánh xèo Miền Trung khá đơn giản. Bạn có thể thực hiện ngay để mời cả nhà cùng thưởng thức. Chúc bạn được các thành viên gia đình yêu thương nhiều hơn với món bánh xèo miền Trung!