Đăng ký hỏi đáp và chia sẽ kiến thức cho cộng đồng, giúp cho thông điệp hay kinh nghiệm của mình được lan tỏa. Hay đơn giản là backlink cho SEO website trên Google
Đăng nhập vào để hỏi, trả lời hoặc tạo nội dung quảng bá dạng hỏi đáp, trả lời câu hỏi của mọi người và kết nối với những người khác.
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết và sẽ tạo một mật khẩu mới qua email.
Biên bản vi phạm hành chính thuế điện tử
Tân Thuế Việt
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau: “b) Lập biên bản vi phạm hành chính điện tử Trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thay đổi thông tin đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế, hồ sXem thêm
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
“b) Lập biên bản vi phạm hành chính điện tử
Trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thay đổi thông tin đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế bằng phương thức điện tử thì chậm nhất một ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế điện tử hoặc thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử, cơ quan thuế lập và gửi 01 biên bản vi phạm hành chính điện tử cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, kể cả trường hợp người nộp thuế nộp nhiều hồ sơ thuế.
Biên bản vi phạm hành chính điện tử được lập và gửi đáp ứng yêu cầu về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế là cơ sở để cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính điện tử phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; chữ ký số của người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, mã số thuế, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm thực hiện vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Biên bản vi phạm hành chính điện tử không bắt buộc phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm.”
Hiện nay Tổng cục Thuế đã hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử đối với trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế của người nộp thuế là tổ chức, theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
Và trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp thêm các chức năng, cũng như triển khai việc xử lý vi phạm hành chính điện tử đối với các trường hợp còn lại theo quy định.
Ít hơnHồ sơ hoàn thuế theo Thông tư 80/2021/TT-BTC
Tân Thuế Việt
Theo quy định tại khoản 2, Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào thực hiện theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư số 80/2021/TT-BTC, theo đó kê khai đầy đủ các thông tin của hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế. Trường hợp công ty TNXem thêm
Theo quy định tại khoản 2, Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào thực hiện theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư số 80/2021/TT-BTC, theo đó kê khai đầy đủ các thông tin của hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế.
Trường hợp công ty TNHH Cedo Việt Nam có hồ sơ đề nghị hoàn thuế các kỳ tính thuế đã thực hiện hóa đơn điện tử thì không phải gửi bảng kê mẫu 01-1/HT khi gửi đề nghị hoàn đến cơ quan thuế.
Đăng ký thuế đối với hoạt động hợp tác kinh doanh (BCC)
Tân Thuế Việt
- Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư ngày 17/6/2020 quy định: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.” - Khoản 2, khoảnXem thêm
– Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư ngày 17/6/2020 quy định: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
– Khoản 2, khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
“Điều 7. Hồ sơ khai thuế
2. Hồ sơ khai thuế tương ứng với từng loại thuế, người nộp thuế, phù hợp với phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế (tháng, quý, năm, từng lần phát sinh hoặc quyết toán). Trường hợp cùng một loại thuế mà người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế, trừ các trường hợp sau:
…đ) Người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác kinh doanh. ”
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:
…c) Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định.”
– Điểm n khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp:
“n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
…- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.”
– Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế:
+ Tại Điểm g khoản 2 Điều 4 quy định về đối tượng đăng ký thuế: “g) Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho người nộp thuế khác phải kê khai và xác định nghĩa vụ thuế riêng so với nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (trừ cơ quan chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân) … (sau đây gọi là Tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay)…”
+ Tại Điểm e khoản 3 Điều 5 quy định về cấu trúc mã số thuế: “e) Tổ chức, cá nhân khấu trừ, nộp thay theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 4 Thông tư này được cấp mã số thuế 10 chữ số (sau đây gọi là mã số thuế nộp thay) để kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài, nhà cung cấp ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh…”
+ Tại Điểm b khoản 6 Điều 7 quy định về hồ sơ đăng ký thuế:
“6. Đối với người nộp thuế là tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay và tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu quy định tại Điểm g, m Khoản 2 Điều 4 Thông tư này nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế như sau:
…b) Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân, tổ chức được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04.1-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh.”
Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp Công ty thực hiện hợp tác kinh doanh với cá nhân, tổ chức và Công ty có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức hợp tác kinh doanh theo quy định thì Công ty phải thực hiện đăng ký thuế và được cấp mã số thuế 10 số để kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh như sau:
– Trường hợp hợp tác kinh doanh với cá nhân: Công ty được cấp 01 (một) mã số thuế nộp thay để kê khai, nộp thuế thay cho các cá nhân có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh.
– Trường hợp hợp tác kinh doanh với tổ chức: Công ty được cấp mã số thuế nộp thay theo từng hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện kê khai, nộp thuế thay đối với từng hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ít hơnTạm nộp thuế TNDN
Tân Thuế Việt
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP quy định: “Người nộp thuế thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý. Người nộp thuế không thXem thêm
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP quy định:
“Người nộp thuế thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.
Người nộp thuế không thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước”.
Điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP quy định:
“b) Tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, người nộp thuế có số thuế tạm nộp 03 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm, thì được áp dụng tỷ lệ tạm nộp 04 quý quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định này nếu không tăng thêm số tiền chậm nộp”.
Căn cứ các quy định nêu trên:
Công ty nộp một lần số thuế TNDN tạm nộp của quý I, quý II, quý III và quý IV (không thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm) vào ngày 30 tháng 01 năm sau thì không tính tiền chậm nộp.
Trường hợp phải nộp thuế TNDN tạm nộp hàng quý vào ngày 30 của tháng đầu quý sau thì Công ty phải nộp 100% số thuế TNDN phải nộp theo báo cáo tài chính.
Ít hơnChỉ tiêu của tờ khai Quyết toán thuế TNDN
Tân Thuế Việt
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện phương pháp hạch toán kế toán, mẫu Báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hXem thêm
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện phương pháp hạch toán kế toán, mẫu Báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe và doanh nghiệp tái bảo hiểm nhân thọ được thành lập và hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam theo Thông tư số 199/2014/TT-BTC nêu trên. Thông tư có quy định mẫu biểu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng Thông tư thực hiện lập báo cáo tài chính đúng theo mẫu biểu tại Thông tư số 199/2014/TT-BTC, không lập Báo cáo tài chính theo mẫu biểu tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Mẫu biểu hồ sơ quyết toán thuế TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 có ban hành mẫu biểu 03-1A/TNDN (Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh – Áp dụng đối với ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ (trừ công ty an ninh quốc phòng). Theo đó, các chỉ tiêu tại mẫu biểu 03-1A/TNDN là các chỉ tiểu cơ bản của tất cả các doanh nghiệp như:
– Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
– Các khoản giảm trừ doanh thu
– Doanh thu hoạt động tài chính
– Chi phí sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
– Chi phí tài chính
– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
– Thu nhập khác
– Chi phí khác
– Lợi nhuận khác
Tại Thông tư số 199/2014/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết việc xác định doanh thu, chi phí của hoạt động bảo hiểm tương ứng với doanh thu, chi phí tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC (TK 5111 – “Doanh thu bán hàng hóa” thành “Doanh thu phí bảo hiểm gốc”; TK 5112 – “Doanh thu bán các thành phẩm” thành “Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm”…;
Vì vậy, đề nghị Công ty căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 199/2014/TT-BTC; Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính để thực hiện lập báo cáo quyết toán thu nhập doanh nghiệp cho đúng quy định.
Ít hơnXử lý sai sót hóa đơn điện tử thì bên bán và bên mua có phải bắt buộc lập văn bản thỏa thuận, ký tên, đóng dấu kèm hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế?
Tân Thuế Việt
Tại điểm b1 Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định: “b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và ngXem thêm
Tại điểm b1 Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:
“b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.”
Theo đó, việc lập Biên bản điều chỉnh là do người mua và người bán tự thỏa thuận. Trường hợp người bán đã thực hiện điều chỉnh hóa đơn thì không cần gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT.
Ít hơnNăm 2022 đơn vị tiến hành tour du lịch của năm 2021 và mới xuất hóa đơn thì có bị xuất sai thời điểm không, khách hàng đã thanh toán tạm ứng năm 2021??
Tân Thuế Việt
Tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau: “2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịchXem thêm
Tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).”
Do đó, trong năm 2022, Công ty tiến hành tour và xuất hóa đơn khi hoàn thành cung cấp dịch vụ theo quy định đúng thời điểm.
Ít hơnHướng dẫn kê khai hóa đơn điện tử điều chỉnh và thay thế theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC phát hành khác kì với hóa đơn sai đối với người mua và người bán?
Tân Thuế Việt
Do câu hỏi chưa rõ nên Tổng cục Thuế trả lời về nguyên tắc như sau: Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
Do câu hỏi chưa rõ nên Tổng cục Thuế trả lời về nguyên tắc như sau: Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
Ít hơnMột số vướng mắc về xử lý sai sót của hóa đơn điện tử
Tân Thuế Việt
1. Theo hướng dẫn tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế, trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế thì chỉ tiêu Thuế suất chọn KCT, tiền thuế để trống. 2. Theo quy định tại b1 khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì khi sai về địa chỉ, tên người mua, người bán thông báo cXem thêm
1. Theo hướng dẫn tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế, trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế thì chỉ tiêu Thuế suất chọn KCT, tiền thuế để trống.
2. Theo quy định tại b1 khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì khi sai về địa chỉ, tên người mua, người bán thông báo cho người mua về hóa đơn có sai sót và gửi Mẫu 04/SS-HDDT cùng thông báo chấp thuận của cơ quan thuế cho người mua. File thông báo của CQT trả về có định dạng XML.
3. Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, trường hợp hóa đơn theo Thông tư số 32 có sai sót thì người bán lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thay thế cho hóa đơn đã lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 32 có sai sót.
Ít hơnDoanh nghiệp chúng tôi có thể sử dụng hóa đơn mới theo Thông tư số 78 để xuất hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn theo Thông tư số 32 hay không?
Tân Thuế Việt
Tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC quy định: “Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 1Xem thêm
Tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC quy định:
“Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”. Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp người bán đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người bán lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thay thế cho hóa đơn đã lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC có sai sót.
Ít hơn